Lịch sử Thủ_tướng_Thái_Lan

Chức vụ "Chủ tịch Ủy ban nhân dân Siêm" (ประธานคณะกรรมการราษฎร) sau đó đổi thành Thủ tướng Siêm (นายกรัฐมนตรีสยาม), lần đầu tiên được lập trong Hiến pháp tạm thời 1932. Chức vụ được cấu tạo tương tự Thủ tướng Liên hiệp Vương quốc Anh, và Siêm đã trở thành quốc gia quân chủ lập hiến sau cuộc cách mạng không đổ máu năm 1932. Tuy nhiên ý tưởng người đứng đầu chính phủ không phải là mới.

Trước năm 1932, Thái Lan được cai trị bởi chế độ quân chủ tuyệt đối, vua với vai trò đứng đầu nhà nước và chính phủ. Tuy nhiên trong thời gian giữa và cuối triều đại Chakri, một vài cá nhân đã lên ý tưởng lập chức vụ đứng đầu chính phủ. Trong triều đại vua Mongkut, Somdet Chao Phraya Si Suriyawongse đã có vai trò quan trọng trong hệ thống nếu như không có chế độ quân chủ tuyệt đối. Trong thời kỳ vua Chulalongkorn, thái tử Damrong Rajanubhab đánh mất vai trò này. Trên thực tế chức vụ Thủ tướng có tiền thân từ Samuha Nayok (สมุหนายก) được điều hành bởi Maha Akkhra Senabodi (อัครมหาเสนาบดี) hoặc bộ trưởng phụ trách dân sự.

Thủ tướng đầu tiên của Siêm là Phraya Manopakorn Nititada, với danh hiệu Thủ tướng Siêm và được đổi thành Thủ tướng Thái Lan vào năm 1945 và vĩnh viễn sau khi Siêm đổi tên thành Thái Lan năm 1949. Chức vụ thường do giới quân sự đảm nhiệm, 16 trên 29, trong đó có Prayut Chan-o-cha. Giới quân sự bắt đầu đảm nhiệm từ Thủ tướng thứ 2 Phot Phahonyothin sau cuộc đảo chính năm 1933. Thủ tướng phục vụ lâu nhất là Thống tướng Plaek Pibulsonggram với 14 năm 11 tháng 18 ngày. Ngắn nhất là Tawee Boonyaket với 18 ngày[1]. Thủ tướng nữ đầu tiên là Yingluck Shinawatra năm 2011, và trẻ nhất là Seni Pramoj khi 40 tuổi.